Tứ Tượng là gì? Tứ Tượng Trong Phong Thủy Hiện Đại

tứ tượng là gì

Phong Thủy Tứ Tượng là gì?

Tứ tượng trong tiếng Trung: 四象, nghĩa đen là “bốn biểu tượng” bốn sinh vật thần thoại đại diện cho bốn phương trong văn hóa và thần thoại Trung Hoa và các nước đồng văn, bao gồm:

tả thanh long hữu bạch hổ
Phong thủy tứ tượng

Thanh Long của phương Đông, Bạch Hổ của phương Tây, Chu Tước của phương Nam và Huyền Vũ của phương Bắc.

Mỗi thần thú gắn liền với một phương và một màu sắc chính, và có thể còn đại diện cho các khía cạnh khác như các mùa trong năm, các đức tính, và các nguyên tố trong Ngũ Hành.

Những thần thú có ý nghĩa tâm linh và tôn giáo quan trọng và phổ biến ở các quốc gia trong vùng văn hóa Đông Á.

Trong kinh dịch, Tứ Tượng có liên quan chặt chẽ với thuyết Âm-Dương tương ứng các giai đoạn và phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ: vô cực sinh hữu cực, hữu cực sinh thái cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng và Tứ Tượng sinh Bát Quái.

Nguồn gốc hình thành Tứ Tượng

nguồn góc tứ tượng
Phong thủy tứ tượng

Những hình ảnh về tứ tượng đã xuất hiện từ rất lâu, cụ thể từ thời cổ đại đã có nhiều vết tích xuyên suốt trong lịch sự Trung Hoa và các nước phương Đông.

Chẳng hạn, trên bản sách thẻ tre Dung Thành Chí được khôi phục vào năm 1994, có niên đại từ thời Chiến quốc (khoảng 453–221 TCN), cho rằng có năm phương hướng thay vì bốn và tương ứng với năm sinh vật.

Bộ tứ tượng Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ đã xuất hiện trong Kinh Lễ và được chấp nhận phổ biến. Theo đó, bốn sinh vật này là đại diện của bốn phương tương ứng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ Tiên Chu Tước Hậu Huyền Vũ

Thế đất Tứ Tượng bao gồm:
– Huyền Vũ (rùa đen) là trái núi phía sau ngôi nhà, lý tưởng nhất là nằm ở phương Bắc.
– Thanh Long (rồng xanh) là ngọn đồi phía tay trái ngôi nhà, tốt nhất là nằm ở phương Đông.
– Bạch Hổ (hổ trắng) là ngọn đồi phía tay phải ngôi nhà, nó phải thấp hơn đồi Thanh Long bên trái và núi Huyền Vũ sau nhà.
– Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ trước mặt nhà, lý tưởng nhất là ở phương Nam.

Mọi người thường có quan điểm là hậu Huyền Vũ (Tức phía sau nhà) phải có sơn để trấn, tiền Chu Tước (Phía trước nhà) phải có thủy để tụ khí, tả Thanh Long (Bên trái ngôi nhà) nên để đường đi, bên Bạch Hổ (Bên phải ngôi nhà) thường trồng cây.

Tuy nhiên, đây chỉ là kiến thức cơ bản ban đầu của phong thủy trường phái Loan Đầu, khi đi sâu vào phong thủy phải áp dụng một cách linh hoạt theo địa thế đất và hướng đất. Chẳng hạn, những nhà có hướng Bắc, nếu nói tả Thanh Long là đường đi, thì sẽ thuộc phía Tây, Thanh Long ngũ hành là Mộc, trong khi hướng Tây có ngũ hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc, nên Thanh Long không thể vượng.

Rồi Huyền Vũ ngũ hành là Thủy lại tọa ở phương Nam là Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa. Tương tự, Chu Tước ngũ hành là Hỏa lại tọa phương Bắc là Thủy; Bạch Hổ ngũ hành là Kim lại tọa phương Đông là Mộc.

Trong phong thủy chúng ta có ngũ hành nên khi sắp đặt phong thủy, người ta phải tính đủ đến 5 yếu tố là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi án ngữ phong thủy có núi gọi là Sơn trấn, có nước gọi là Thủy trấn, trồng cây to lớn gọi là Mộc trấn, dùng các vật bằng kim loại là Kim trấn. Riêng về Hỏa chấn, xét tổng thể căn nhà thì bếp là Hỏa chấn, còn với đình đền, thì nơi hóa vàng là Hỏa chấn. Cho nên, hướng bếp tính theo tuổi nam hay nữ gia chủ đều không chuẩn.

Tuy nhiên, khi một ngôi nhà được thiết kế theo phong thủy chuẩn vào thế sơn hướng tốt, hợp với vận, thế nhà có đầy đủ hậu Huyền Vũ (có sơn) và Thanh Long, Bạch Hổ đầy đủ, thì tốt lại thêm tốt.

Ở trước mặt Chu Tước có thủy, có Minh Đường rộng rãi, thoáng đãng, giống việc ngồi ở nơi trước mặt phong quang, chủ nhân sẽ có tâm thái và tinh thần thoải mái, an nhiên hậu vận tốt. Còn trường hợp ngồi ghế bị vật thể lớn chắn ngay trước mặt thì tâm thái bất an, bí bách, cũng tựa như ngôi nhà nhỏ, có cái sân bé, lại bị nhà khác to hơn trấn ngay đằng trước, rõ ràng sẽ thấy bị đè nén, cản trở.

 

Quét mã bằng zalo để được tư vấn

Gọi ngay